Giáo án Ngữ văn lớp 11 theo chủ đề Truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930-1945

* Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung:

+ GV: Nêu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

Nhiều bút danh:

+Thanh Hà (Thanh hoá- Hà Nội) nơi khởi nghiệp sự nghiệp văn chương của ông.

+ Ngột lôi quật: Ngột ngạt quá muốn làm Thiên lôi quật phá lung tung

+ Ân Ngũ Tuyên: Nguyễn Tuân

+ Nhất Lang: Chàng trai số 1

+ Tuấn thừa sắc: Tuân.

– Chữ Hán( Chữ nho): Chữ tượng hình, viết bằng bút lông, mực tàu. Viết theo khối vuông, tròn, nét thanh, nét đậm, nét cứng, nét mềm khác nhau.

– Nghệ thuật chơi chữ nho, viết chữ nho là thú chơi của các nhà nho mà người xưa gọi là Thư pháp.

à Thú chơi đài các, thanh tao, lịch sự của những người có văn hoá và khiếu thẩm mĩ, thường diễn ra ở thư phòng sang trọng.

+ GV: Em hiểu gì về văn bản? Tóm tắt tác phẩm?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

* Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh Đọc hiểu văn bản:

+ GV: Em hiểu thế nào là tình huống truyện?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

(Tình huống là “cái tình thế xảy ra truyện”, là “khỏanh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là “cái không khí chứa đựng một đời người”, là mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, nhân vật với hòan cảnh và môi trường sống, qua đó, nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm)

+ GV: Tình huống truyện của “Chữ người tử tù” là gì?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

+ GV: Tác dụng của tình huống truyện?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận về Huấn Cao:

Nhóm 1: Tài hoa

Gợi ý:

– Liệt kê các chi tiết?

– Nghệ thuật miêu tả nhân vật?

– Tư tưởng của tác gỉa

Nhóm 2:Khí phách

Gợi ý:

– Hành động, cử chỉ?

– Đáng giá của người khác?

– Nhận xét?

Tiết 2

Nhóm 3: Thiên lương

Gợi ý:

– Huấn Cao ứng xử như thế nào về cái tài của mình?

– Cách đối xử với quản ngục?

– Tư tưởng của tác giả?

Các nhóm thảo luận trình bày, giáo viên chốt lại.

+ GV: Cảm nhận về nhân vật Quản ngục?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

+ GV: Cảnh cho chữ diễn ra trong khung cảnh như thế nào?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

+ GV: Gồm những ai tham gia?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

+ GV: Vì sao gọi đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

+ GV: Nghệ thuật?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

+ GV: Ý nghĩa?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

+ GV: Hành động bái lĩnh của Quản ngục thể hiện điều gì?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

+ GV: Đặc sắc về nghệ thuật?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

* Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

+ GV: Gía trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

+ HS: Thảo luận cặp đôi trả lời.

+ GV: Chốt lại ý chính.

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

– Nguyễn Tuân (1910- 1987), quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

– Sinh ra trong một gia đình nhà nho.

– Ông là một nhà văn lãng mạn, có bản lĩnh, rất mực tài hoa,uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo

– Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.

– Sở trường là tuỳ bút và truyện ngắn.

– Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Sông Đà, Tờ hoa….

2. Tác phẩm Vang bóng một thời:

Xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”.

– Nhân vật chính: nho sĩ cuối mùa, thất thế, tự thấy mình sinh nhầm thế kỉ “Tâu Tàu nhố nhăng”. Họ giữ lại vẻ đẹp xưa: thưởng hoa, uống rượu, chơi chữ…

– Thái độ:

+ Lên án xã hội

+ Vun đắp, giữ vững cái đẹp xưa.

– Nhân vật chính:

+ Chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực trước hoàn cảnh nhưng quyết giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”.

+ Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm một chiếc đèn trung thu.

Tham Khảo Thêm:  Giáo án phát triển năng lực Vợ Chồng A Phủ

+ Trong số những con người đó, nổi bật lên là hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù”

3. Văn bản:

Lần đầu có tên “Dòng chữ cuối cùng”.

Sau đó, tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời”(1940) và đổi tên thành “Chữ người tử tù”.

Tóm tắt tác phẩm:

Câu chuyện viết về một người đàn ông tên là Huấn Cao. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa viết chữ đẹp nổi tiếng và có khí phách hơn người. Ông bị bắt giam và sắp lãnh án chém vì dám cầm đầu cuộc nổi loạn. Trong những ngày còn lại, Huấn Cao gặp một viên quản ngục có tấm lòng và thích chơi chữ đẹp. Dần dần, Huấn Cao hiểu được tâm sự của viên quản ngục, và đồng ý cho chữ ông ta.Trước khi chết, Huấn Cao đã để lại cho đời một kỉ niệm: đó là chữ người tử tù.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Tình huống truyện:

Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện hết sức độc đáo, éo le:

* Cuộc tương ngộ giữa Huấn Cao (tử tù) với viên quản ngục (trông coi tù nhân, tội phạm)

– Xét về bình diện xã hội:

+ Huấn Cao: Kẻ phản nghịch chống lại triều đình.

+ VQN: Đại diện cho bộ máy cai trị.

-> Hoàn toàn đối lập.

– Xét trên bình diện nghệ thuật:

+ Huấn Cao: Là người có tài, sáng tạo ra cái đẹp

+ Viên Quản Ngục: Say mê cái tài, cái đẹp của tử tù.

-> Họ gặp gỡ nhau ở chỗ: đều có tâm hồn nghệ sĩ.

* Không gian, thời gian tương ngộ cũng rất đặc biệt:

– Không gian: Nhà tù

– Thời gian: Những ngày cuối cùng của một đời người.

* Kết luận

Tình huống truyện

– Làm nổi bật đầy đủ tính cách nhân vật ;

– Tạo kịch tính cho thiên truyện;

– Chủ đề tư tưởng của tác phẩm được thể hiện.

->Từ cuộc gặp gỡ này mà tính cách nhân vật được bộc lộ, chủ đề tác phẩm được thể hiện. Tạo được tính kịch cho tác phẩm.

2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao.

a. Huấn Cao là một nho sĩ có tài:

– Chi tiết:

+ tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanhrất đẹp.

+ Quản ngục: chữ … đẹp lắm, vuông lắm ; => tâm nguyện: có được chữ của ông Huấn –vật báu trên đời.

+ Huấn Cao: Chữ thì quý thực; những nét chữ vuông tươi tắn …hoài bão tung hoành…“Thế ra y văn võ đều toàn tài cả, chà chà”

=> Nghệ sĩ tài hoa xuất chúng, bậc thầy của nghệ thuật thư pháp, là điểm tựa để ông có phong cách sống ngông nghênh, ngạo đời.

=> tiêu biểu cho mẫu người tài hoa, tài tử mà Nguyễn Tuân đã dành nhiều tâm sức để ngợi ca.

– Huấn Cao là nghệ sĩ của nghệ thuật thư pháp: chữ đẹp, bút pháp tinh.

– Sự kính nể và thán phục của Quản ngục và Thơ lại:

-> Cái tài của Huấn Cao được phản ánh rộng khắp, vượt không gian bay tới những nơi tối tăm như ngục thất.

– Ca ngợi tài của Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình:

+Kính trọng, ngưỡng mộ người tài,

+ Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.

(Nguyễn Tuân bày tỏ lòng luyến tiếc cái nhã thú văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị lụi tàn. Đó là vẻ đẹp của “một thời đã qua” nhưng hãy còn “vang bóng”.

– Tâm sự này của Nguyễn Tuân gần gũi với tâm sự của Vũ Đình Liên trong bài “Ông đồ”)

b. Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang bất khuất:

– Chi tiết:

+ Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình.

+ Dỗ gông

+ Thản nhiên nhận rượu thịt.

+ Khinh bạc, đuổi quản ngục: nhà người đừng đặt chân vào đây.

+ Huấn Cao tự ý thức: Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ…

+ Nghe tin ngày mai vào kinh thụ án: lặng nghĩ, mỉm cười…

=> ung dung, tự tại, hiên ngang, đàng hoàng, ngạo nghễ giữa chốn ngục tù, không một thế lực nào cầm giữ nổi. Đó là người anh hùng thất thể, là hùm thiêng sa cơ nhưng chẳng hèn mà trái lại, sự tâm tối ngột ngạt chốn lao tù càng làm ông tỏa sáng.

* Hành động cử chỉ của ông:

– Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình tàn bạo -> lí tưởng cao cả.

– Ngay khi đặt chân vào nhà ngục:

+ Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp.

+ Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

“Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen”

à Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho uy vũ bất nắng khuất.

– Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh

Tham Khảo Thêm:  Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 có ma trận

à phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

– Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”.

à Không quy luỵ trước cường quyền.

à Nổi bật tư thế của người anh hùng. Con người này trong cảnh ngộ nào cũng toát lên cốt cách của kẻ trượng phu “đầu đội trời chân đạp đất”. HC là người anh hùng bị đẩy vào chỗ sa cơ nhưng vẫn toát lên khí phách anh hùng, tỏa sáng giữa ngục tù. Trước khi vào tù, đó là người anh hùng, vào nhà ngục, HC vẫn trong tư thế của người anh hùng.

* Sự nhún nhường, nể trọng của kẻ cầm quyền đối với tử tù của Quản ngục: khi bị Huấn Cao sỉ nhục, Quản ngục nhã nhặn lui ra với một câu: “xin lĩnh ý”

=> Đó là khí phách của một người anh hùng.

=> Vẻ đẹp của Huấn Cao là vẻ đẹp của khí phách bất khuất, anh hùng. Đó là hình mẫu tiêu biểu đẹp đẽ của bậc hào kiệt “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.

(Giàu sang không thể cám dỗ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Quyền uy không thể khuất phục )

– Hình tượng Huấn Cao gợi ta liên tưởng đến Cao Bá Quát: tài cao đức trọng, lãnh tụ nghĩa quân (Cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn)

-> Nguyễn Tuân kín đáo bày tỏ lòng cảm phục đối với bậc anh hùng (điều kiện lịch sử lúc bấy giờ không cho phép nói trực tiếp) -> giá trị yêu nước.

c. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng::

– Chi tiết:“Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “đời ta mới chỉ viết có 2 bộ tứ bình và một bức trung đường choba người bạn thân

– Tâm hồn trong sáng, cao đẹp:

à trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.

– Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân

à đối xử coi thường, cao ngạo.

– Khi biết tấm lòng của quản ngục:

+ Cảm nhận được “Tấm lòngbiệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản ngục

+ Huấn Cao nhận lời cho chữ

à Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

– Câu nói của Huấn Cao:

“ Thiếu chút nữa … trong thiên hạ”

à Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

– Khuyên Quản ngục chân thành: “Thầy quản hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ… lương thiện đi”

GV bình: Một nhân cách lớn, đằng sau vẻ ngoài gan góc là một tấm lòng trong sáng, biết yêu thương và quý trọng những con người có nhân cách. Sự biệt đãi vật chất không làm cho HC mềm lòng nhưng tấm lòng chân thành của viên quản ngục đã thuyết phục được HC à trở thành tri kỉ.

=> Huấn Cao là một anh hùng – nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

– Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và các thiện không thể tác rời nhau.

à Quan niệm thẩm mỹ tiến bộ.

Thiên lương tự tỏa sáng từ con người Huấn Cao

+ Tỏ rõ thái độ lạnh lùng, kiêu bạc, thậm chí coi thường những trò “tiểu nhân thị oai” của bọn lính lệ cũng như hành động kì lạ của viên quản ngục.

+ Sau khi hiểu tấm lòng của quản ngục:

+) “mỉm cười với thầy thơ lại” -> chân thành, cởi mở

+) “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”

-> Câu nói vừa thoáng một chút ân hận vì đã đối xử khinh bạc với quản ngục, lại vừa rưng rưng niềm cảm động. Đó là cách ứng xử đầy tôn trọng và trân trọng của một tấm lòng trước một tấm lòng, của một thiên lương trước một thiên lương.

Là một người tài hoa, độc đáo, sống mạnh mẽ, phóng khoáng vậy mà ông Huấn lại dành cho “kẻ thù” của mình những lời tri ân cảm động như thế, quả là hiếm và đáng quý.

Nói như Cao Bá Quát: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Cả cuộc đời chỉ cúi đầu trước hoa mai), ở đây, Huấn Cao cũng đã “cúi đầu” trước nhân cách và sở thích cao quý của quản ngục và thơ lại. Cái cúi đầu ấy làm con người trở nên lớn lao hơn, đẹp đẽ, giàu chất nhân văn hơn.

– Thiên lương có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác

+ Lời khuyên với quản ngục: Ở đây lẫn lộn…mất cái đời lương thiện đi -> Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện

Tham Khảo Thêm:  Soạn bài: Văn nghị luận

+ Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao và nói những lời cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

-> Bằng chứng rõ nhất về khả năng cảm hóa và làm bừng sáng thiên lương ở người khác của nhân vật Huấn Cao. Điều mà con người này ban tặng cho cuộc đời không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật thư pháp mà còn là khả năng cứu rỗi những cuộc đời khác.

* Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp:

– Cái đẹp phải gắn liền với cái thiện.

– Cái đẹp không thể chung sống với cái ác.

– Cái đẹp chỉ có thể nảy nở trong môi trường mang tính thiện.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Huấn Cao được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa, bằng biện pháp đối lập tương phản, đặt trong một tình huống đặc biệt. Ngôn ngữ ngữ tính tạo hình. sử dụng nhiều từ Hán Việt.

<=> Huấn Cao là hiện thân hài hòa giữa cái tài, cái tâm và cái đẹp, là hiện thân của nhân cách cao đẹp đầy sức mạnh cảm hóa.

=> Hình tượng nhân vật Huấn Cao: nhân vật lí tưởng thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân:

+ Cái đẹp: tuyệt mĩ, độc đáo, phi thường

+ Cái đẹp gắn liền với cái thiện, giúp con người đến gần nhau hơn trong tình yêu thương và niềm đồng cảm

2. Nhân vật quản ngục:

– Một người không phải là nghệ sĩ, làm nghề giữ tù nhưng lại có tâm hồn nghệ sĩ, ham mê, quý cái đẹp:

“Cái sở nguyện của viên quan coi ngục là … ông Huấn Cao viết”.

– Say mê tài hoa và kính trọng nhân cách của Huấn Cao nên cung kính biệt đãi Huấn Cao.

– Tự biết thân phận của mình “kẻ tiểu lại giữ tù”.

– Bất chấp kỉ cương pháp luật, hành động dũng cảm – tôn thờ và xin chữ một tử tù.

– Tư thế khúm núm và lời nói cuối truyện của quản ngục “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

à Sự thức tỉnh của quản ngục. Điều này khiến hình tượng quản ngục đáng trọng hơn.

] Quản ngục là “một thanh âm …xô bồ”.

3. Cảnh cho chữ:cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

* Khung cảnh:

– Thời gian: vào một đêm ở trại giam tỉnh Sơn.

– Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt; tường đầy mạng nhện; đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

– Ánh sáng: bó đuốc tẩm dầu đỏ rực, vuông lụa trắng tinh.

* Con người:

– Huấn Cao-tử tù: cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên vuông lụa trắng tinh.

– Quản ngục: khúm núm cất những đồng tiền.

– Thơ lại: run run bưng chậu mực.

→ Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

+ Cảnh cho chữ không phải diễn ra ở thư phòng sạch sẽ mà lại diễn ra trong ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu và ẩm ướt.

+ Người nghệ sĩ sáng tạo: cổ đeo gông, chân vướng xiềng, kẻ phản nghịch, sắp phải rơi đầu, chỉ còn lại một đêm nữa thôi.

+ Diễn ra sự đổi ngôi kì lạ: Tử tù lại ở tư thế bề trên oai phong, uy nghi, lồng lộng, ung dung, đường bệ; ngược lại kẻ nắm quyền sinh, quyền sát trong tay lại khúm núm, sợ sệt.

+ Giữa chốn ngục tù tăm tối và bẩn thỉu diên ra một sự gặp gỡ của những con người đối lập nhau về địa vị xã hội nhưng đều biết yêu cái đẹp

* Nghệ thuật:

– Sử dụng thủ pháp tương phản: đối lập giữa bóng tối và ánh sáng; giữa tử tù và những kẻ nắm giữ quyền uy, giữa cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn với cái tinh khiết, thanh nhã….

– Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh.

* Ý nghĩa:

+ Khẳng định niềm tin của nhà văn về sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối; của cái đẹp với cái xấu xa, của cái thiện với cái ác.

+ Cái đẹp không thể đánh bại bởi những thế lực tàn bạo nhất. Cái đẹp có thể nảy sinh từ nơi cõi chết

* Hành động bái lĩnh của ngục quan:

– Sự cảm động, chấp nhận, nghe lời lĩnh ý.

– Cái đẹp, cái thiện đã cảm hóa được con người.

– Thể hiện một nhân cách cao cả, lớn lao.

5. Đặc sắc về nghệ thuật:

– Bút pháp xây dựng nhân vật:

+ miêu tả nhân vật trong những khoảnh khắc đặc biệt, rất ấn tượng.

+ Nhân vật giàu tính cách: rất ngang tàng, tài năng nhưng có tâm hồn trong sáng.

à Biểu tượng về cái đẹp, những con người hoàn mĩ.

– Bút pháp miêu tả cảnh vật:

+ Tạo không khí thiêng liêng, cổ kính (Cảnh cho chữ)

+ Bút pháp đối lập, ngôn ngữ điêu luyện

à cảnh tượng hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp trang trọng uy nghi, rực rỡ.

III. TỔNG KẾT:

Ghi nhớ (SGK)

Related Posts

USB Wifi là gì? Sự thay thế hoàn hảo cho card Wifi bị hỏng, chập chờn

quản trị viên · Ngày 4 tháng 6 năm 2023 · Trong cuộc sống, thay vì chỉ là người nhận, đôi khi bạn phải là người cho…

Bạn là ai trong Countryhumans ?

Countryhumans hiện đang rất hot trên mạng xã hội và được rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu và xác định mình là ai trong Countryhumans. Vậy Bạn…

Aulala 911 clip video gốc và @s1mp1e244 cô gái hot nhất hôm nay

Hay gọi sô 911 video nhạc gốc và @s1mp1e244 Hot girl hiện nay là cụm từ được tìm kiếm nhiều trên MXH những ngày gần đây, cùng…

11h55 là ai ? 11h55 Voz là gì ?

11:55 là ai? ? 11:55Voz là gì? Đây là những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa có đáp…

Biển trời bão giông, lòng người đâu bình lặng

Giữa nhịp tim cả nước đang loạn nhịp, một bài văn của một nữ sinh trường THPT Chuyên Tây Nguyên đã chạm đến trái tim của hàng…

Bài văn xúc động viết về thầy cô, giáo

Bài viết đầy cảm xúc, yêu thương khi học trò bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Thời gian…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *